Hạt gạo của Việt Nam rất được ưa chuộng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Philippines. Thị trường này vẫn còn nhiều dự địa để các doanh nghiệp gạo nước ta tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, duy trì vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào Philippines.
THỊ TRƯỜNG ĐẦY TIỀM NĂNG NHƯNG CẦN ĐÁNH GIÁ ĐẦY ĐỦ CÁC RỦI RO
Liên quan đến thị trường tăng “đột biến” 4 con số là Indonesia, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết nước này sẽ cần thêm khoảng 1,5 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia từ nay tới hết năm 2023, theo tuyên bố của tổng thống Indonesia Widodo. Đây được xem là cơ hội lớn cho mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, Bộ Nông nghiệp Indonesia cũng xác nhận Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai nguồn cung cấp gạo chính cho đợt thu mua 1,5 triệu tấn gạo dự trữ sắp tới cho quốc gia vạn đảo này. Khả năng việc nhập khẩu gạo này sẽ được thực hiện sớm nhất trong tháng 10/2023.
Indonesia chọn Việt Nam là nguồn cung chính cho các đợt thu mua lúa gạo vì theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, gạo Việt Nam luôn là nguồn cung uy tín, giành được sự tin tưởng của chính phủ và người tiêu dùng Indonesia trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về sản lượng lương thực sản xuất trong nước do ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiết El Nino. Điều này giúp khẳng định thêm vị thế, uy tín chất lượng của hạt gạo Việt Nam.
Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia đã có Văn bản số 08/SQ/TV/2023 ngày 27/3/2023 gửi Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Việt Nam đề cập về việc nhập khẩu gạo dự trữ quốc gia của Indonesia trong năm 2023. Theo Thương vụ Việt Nam, Indonesia là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống và trọng điểm của Việt Nam.
Cụ thể, Chính phủ Indonesia đã ra quyết định sẽ nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, trong đó 500.000 tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể. Liên quan tới gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, Indonesia đã quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì 1,2 triệu tấn như hiện nay, nhằm bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia này.
Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã ra khuyến cáo gửi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam, đề nghị họ cần chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, đánh giá đẩy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch, ký kết hợp đồng phù hợp, bảo đảm hiệu quả xuất khẩu cũng như góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá có lợi.
Bên cạnh đó, Cục Xuất nhập khẩu cũng lưu ý các thương nhân chủ động phương án phòng ngừa các rủi ro về giá cả, thanh toán và giao hàng trong bối cảnh tình hình thương mại thế giới đang có nhiều biến động.
Đơn hàng ông Vincent đang quan tâm có thông tin như sau :
Báo giá: FOB và CNF cảng Manila North, Philippines
Ông Vincent đại diện công ty kinh doanh thương mại ██████████DING. Mặt hàng chủ yếu của công ty ông là nông sản.
Bên cạnh sản phẩm gạo trắng hạt dài, khách hàng cũng quan tâm đến mặt hàng gạo nếp. Ông Vincent cũng thường xuyên sử dụng và cảm thấy hài lòng với hãng vận chuyển ██████████ Lines. Quý vị vui lòng liên hệ khách hàng qua địa chỉ như bên dưới để trao đổi kỹ hơn về đơn hàng. Xin cảm ơn và chúc quý vị thành công! *Note: Giá mục tiêu của ông là 400$/ tấn. Quý vị có thể tham khảo thêm.
(KTSG Online) - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Philippines đã nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo, nước này có thể nhập một lượng gạo tương tự trong nửa cuối năm. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu gạo sang Philippines trong thời gian tới.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương trích dẫn thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Philippines với dự báo rằng, nhập khẩu gạo của Philippines năm 2024 có thể đạt tới 4,5 triệu tấn.
Philippines là nước tiêu thụ gạo lớn, và là một trong số các quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Trong những năm qua, lượng gạo nhập khẩu của Philippines hàng năm luôn ở mức cao, đạt kỷ lục 3,82 triệu tấn vào năm 2022. Năm 2023, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt 3,6 triệu tấn, giảm 5,9% so với năm 2022. Và có thể trong năm 2024, lượng gạo nhập khẩu của nước này cao nhất từ trước đến nay.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, tháng 6 năm 2024, Tổng thống Ferdinand R. Marcos Jr., đã ký Sắc lệnh số 62 điều chỉnh mức thuế nhập khẩu của nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng gạo, từ mức 35% xuống còn 15% với thời hạn áp dụng cho tới năm 2028. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp cho giá gạo trên thị trường giảm khoảng 6-7 pesos/kg, làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước.
Theo số liệu thống kê của Cục Cây trồng, Bộ Nông nghiệp Philippines, nếu trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt 1,86 triệu tấn, thì trong 6 tháng đầu năm 2024, con số này là 2,32 triệu tấn, tăng gần 25%.
Điều này cho phép dự báo tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong năm 2024 có thể đạt tới trên 4 triệu tấn, thậm chí tới 4,5 triệu tấn, cao hơn con số dự báo trước đây là khoảng 4 triệu tấn.
Liên quan đến thị trường Philippines, trong báo cáo mới nhất, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) trích dẫn số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) với dự báo là sản xuất lúa gạo trong nước của Philippines sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa. Vì thế, nước này có thể nhập khẩu 4,7 triệu tấn gạo trong niên khoá 2024/2025.
Theo số liệu của Cục Cây trồng, Bộ Nông nghiệp Philippines, trong 6 tháng đầu năm 2024, Philippines nhập khẩu 1,72 triệu tấn gạo từ Việt Nam. Tiếp theo sau là Thái Lan với 352.331 tấn.
Ngoài Philippines thì một quốc gia trong khu vực ASEAN cũng nhập khẩu gạo lớn là Indonesia. Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) dự báo nhập khẩu gạo năm 2024 của nước này ở mức 2,9 triệu tấn do chính phủ Indonesia có kế hoạch bổ sung nguồn dự trữ gạo và ngăn chặn giá gạo trong nước tăng.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam đạt 4,548 triệu tấn, trị giá 2,888 tỉ đô la Mỹ, tăng 7,43% về số lượng và tăng hơn 28% về trị giá so với cùng kỳ 2023.
Dữ liệu của VFA cũng cho thấy, trong 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong tháng 6-2024 thì có 4 thị trường nằm trong khu vực ASEAN là Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore.
CHÂU Á DẪN DẦU NHẬP KHẨU GẠO VIỆT NAM
Về thị trường xuất khẩu gạo, Philippines, Trung Quốc và Indonesia là 3 thị trường dẫn đầu; trong đó, Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Cụ thể, trong 9 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đạt trên 2,44 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,29 tỷ USD, giảm 1,1% về lượng nhưng tăng 12,8% về kim ngạch cùng kỳ năm 2022. Quốc gia này chiếm 38% về lượng và chiếm 36,5% về kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Xếp vị trí thứ hai là Trung Quốc chiếm 13,3% trong tổng lượng và chiếm 14% trong tổng kim ngạch, đạt 858.848 tấn (tương đương 495,78 triệu USD), đạt giá trung bình 577,3 USD/tấn, tăng mạnh 37,2% về lượng và tăng 55,2% kim ngạch. Giá tăng 13,1% so với 9 tháng năm 2022.
Indonesia đứng vị trí thứ ba, đạt 884.177 tấn (tương đương 462,61 triệu USD), giá 523,2 USD/tấn, tăng mạnh 1.667% về lượng, tăng 1.794% kim ngạch và tăng nhẹ 7,2% về giá so với 9 tháng năm 2022, chiếm 13,8% trong tổng lượng và chiếm 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Đây là thị trường đầy tiềm năng và liên tục xuất hiện nhiều tín hiệu lạc quan, tăng trưởng rất mạnh trong thời gian gần đây cũng như trong sắp tới.
Cũng theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đạt 4,64 triệu tấn, tương đương 2,49 tỷ USD, tăng 29,7% về lượng, tăng 46,9% kim ngạch.
Xuất khẩu sang các thị trường thuộc khu vực Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTTP) đạt 459.451 tấn, tương đương 247,33 triệu USD, tăng 7% về lượng, tăng 18,2% kim ngạch. Riêng xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt trên 3,75 triệu tấn, tương đương 1,98 tỷ USD, tăng 28,5% về lượng, tăng 45,6% kim ngạch.
Trong tổng lượng xuất khẩu gạo khoảng 4,2 triệu tấn, riêng 3 thị trường ở Châu Á gồm Philippines, Trung Quốc và Indonesia chiếm đến 65,4% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước trong 9 tháng đầu năm 2023.