BÁO CÁO NHANH TÌNH HÌNH THU HÚT
Bước 2: Đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư vấn quản lý
Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh đã được liệt kê và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư vấn quản lý. Trong trường hợp từ chối, cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn sẽ có văn bản từ chối và phản hồi nêu rõ lý do.
Bước 3: Đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp và nộp thông báo mẫu dấu tròn
Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty nước ngoài kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý sẽ nộp lệ phí để được cơ quan đăng ký kinh doanh đăng bố cáo thông tin của doanh nghiệp trong 30 ngày theo đúng quy định của pháp luật.
Sau đó, doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý liên hệ đơn vị khắc dấu để khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu tròn theo đúng quy định của pháp luật cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hy vọng qua những chia sẻ trên về nội dung Thành lập công ty tư vấn quản lý vốn đầu tư nước ngoài sẽ hữu ích với các cá nhân, doanh nghiệp đang tìm kiếm những thông tin pháp lý. Nếu Quý khách hàng vẫn còn vướng mắc về điều kiện hay thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý xin liên hệ với TLDN VN để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác từ những tư vấn viên, luật sư giàu kinh nghiệm nhé! TLDN VN tự hào là đơn vị hàng đầu về tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, tư vấn thành lập doanh nghiệp nước ngoài và thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Tư vấn du lịch - Trang tư vấn du lịch trong nước, tư vấn nước ngoài từ các chuyên gia đầu ngành du lịch và cá hướng dẫn viên nhiều năm kinh nghiệm.
Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và thăm dò dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Gazprom Neft vừa được ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Dimitry Medvedev. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại mỏ Dolginskoe, Lô Tây Bắc vùng biển Pechora, cũng như cơ hội hợp tác trong các dự án trên đất liền tại Liên bang Nga. Thêm một cơ hội để PVN tiếp tục mở rộng thị trường ở nước ngoài, sau 17 dự án đầu tư ra nước ngoài mà Tập đoàn đã và đang thực hiện, với trữ lượng thăm dò được khoảng 170 triệu tấn dầu quy đổi.
Cùng với PVN, Viettel cũng là một tập đoàn đầu tư lớn ở thị trường nước ngoài, với các dự án phát triển mạng viễn thông ở Campuchia, Lào, Mozambique, Haiiti, Tanzania... Các tập đoàn lớn của Nhà nước như Cao su, Than - Khoáng sản... cũng đã lần lượt có các dự án đầu tư ở nước ngoài. Nhưng dốc vốn mạnh nhất phải kể đến các “đại gia” Việt khác, từ Vinamilk với các dự án đầu tư ở Ba Lan, Campuchia, Mỹ... đến Hoàng Anh Gia Lai đầu tư ở Myanmar, Lào, Campuchia.
Theo lộ trình phát triển, Vinamilk đặt mục tiêu cán mốc doanh thu 3 tỷ USD và lọt vào top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017. Để đạt được mục tiêu này, Vinamilk đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ M&A, dồn vốn cho các dự án đầu tư ra nước ngoài để gia tăng nhanh năng lực cung cấp.
Trong khi đó, FPT, sau thương vụ mua RWE IT Slovakia vào năm ngoái, đang kỳ vọng tiến quân vào thị trường châu Âu. Đồng thời, tập đoàn này vẫn tiếp tục tấn công mạnh các thị trường Nhật Bản, Singapore, với mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2020 từ thị trường nước ngoài.
Ngoài các đại gia trên, các công ty An Đông Mia, Cao su Tây Ninh, Dầu Tiếng – Kratie, BKAV, Tôn Hoa Sen... cũng là những cái tên nằm trong danh sách “tân binh” doanh nghiệp Việt có đầu tư ở nước ngoài.
Xu hướng dốc vốn đầu tư ra nước ngoài sẽ tiếp tục, bởi theo dự báo của Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2015, có khoảng 150 dự án, với tổng vốn đăng ký 1,5 - 2 tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, vốn thực hiện dự kiến khoảng 1 - 1,2 tỷ USD.
Hai năm trước đây, khi lần đầu tiên Cục Đầu tư nước ngoài công bố những đồng lợi nhuận đầu tiên được các doanh nghiệp Việt Nam, như Viettel, Hoàng Anh Gia Lai... chuyển về nước, nhiều chuyên gia kinh tế đã nhắc đến chuyện đầu tư ra nước ngoài đã có những trái ngọt đầu tiên. Và kể từ đó đến nay, những thành công của Viettel, Hoàng Anh Gia Lai, FPT, Vinamilk... tại thị trường ngoại đã càng khẳng định tính đúng đắn của xu hướng này.
“Năm 2014, doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT đạt trên 170 triệu USD. Đã đến lúc, khi thị trường Việt Nam tới hạn, chúng tôi phải tìm kiếm các cơ hội từ bên ngoài và phải thực hiện chiến lược toàn cầu hóa”, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT khẳng định.
Tuy nhiên, một câu hỏi luôn được đặt ra, đó là đầu tư ra nước ngoài thực sự đã thu trái ngọt hay chưa? Liệu có trái đắng trong câu chuyện doanh nghiệp Việt chưa hẳn đã mạnh ở thị trường nội địa mà đã vội vã vươn cánh tay ra nước ngoài?
Theo số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài công bố, lũy kế đến ngày 31/12/2014, đã có tổng cộng 19,78 tỷ USD được các doanh nghiệp Việt đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Số vốn giải ngân lũy kế tính đến hết năm 2014 vào khoảng 6 tỷ USD.
Trong khi đó, lợi nhuận chuyển về ước khoảng 800 - 900 triệu USD. “Với tỷ suất lợi nhuận trên vốn giải ngân khoảng 12 - 13%, tôi cho rằng đây không phải là con số cao nhưng cũng đã là tốt”, ông Vũ Văn Chung, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài bình luận.
Thêm vào đó, theo ông Chung, đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam thực sự mới chỉ phát triển mạnh từ năm 2009, hầu hết các dự án đều mang tính chiến lược, dài hạn, như trồng cao su, khai thác khoáng sản, nhiều dự án mới bắt đầu đi vào hoạt động, nên mới trong giai đoạn đầu thu lợi nhuận.
Cũng cần phải nhắc lại rằng, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gần đây không chỉ tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang các quốc gia ở châu Mỹ La tinh, châu Phi, châu Âu, cũng không chỉ tập trung ở những ngành, lĩnh vực mà Việt có thế mạnh như nông nghiệp, công nghiệp mà sang cả dịch vụ tài chính - ngân hàng, hàng không…
Tuy nhiên, những lo ngại về “quả đắng” đầu tư ra nước ngoài cũng đã được cảnh báo, bởi trên một khía cạnh nào đó, doanh nghiệp Việt chưa đủ tiềm lực tài chính và kinh nghiệm để “chơi ngang ngửa” ở thị trường nước ngoài với đầy rẫy các luật lệ, quy định chặt chẽ.
“Nếu sơ sẩy, không nghiên cứu kỹ luật chơi toàn cầu, doanh nghiệp Việt có thể bị thua thiệt”, một vị chuyên gia nói và nhắc tới ngay cả các đại gia hàng đầu thế giới cũng có những cú sảy tay, dẫn tới phá sản.
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang rà soát, đánh giá lại tình hình đầu tư ra nước ngoài, để từ đó trình Thủ tướng Chính phủ thông qua đề án về thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài trong giai đoạn tới, nhằm mang lại hiệu quả thực sự của dòng vốn này.
Hồ sơ thành lập công ty tư vấn quản lý vốn đầu tư nước ngoài
Như vậy, để thành lập công ty vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý, nhà đầu tư nước ngoài không cần đáp ứng điều kiện mà chỉ cần đăng ký đúng mã ngành nghề đã được liệt kê ở mục trên.
Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án tư vấn quản lý và 01 bộ hồ sơ để đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là có thể đi vào hoạt động mà không cần xin thêm giấy phép con nào cả.
Thủ tục thành lập công ty tư vấn quản lý vốn đầu tư nước ngoài
Vì kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý không phải là ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy để thủ tục mở công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý tương đối đơn giản giống như thủ tục mở các công ty vốn nước ngoài kinh doanh ngành nghề không có điều kiện khác. Thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm có 3 bước như sau:
Bước 1: Đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án tư vấn quản lý
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án tư vấn quản lý chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ được liệt kê ở mục trên và tiến hành nộp tại Phòng đăng ký đầu tư thuộc Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh nơi dự định đặt địa điểm thực hiện dự án tư vấn quản lý. Trong thời hạn 15 ngày, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án tư vấn quản lý nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ. Trong trường hợp cơ quan đăng ký đầu tư từ chối vẫn sẽ có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ và gửi cho doanh nghiệp vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh mở công ty vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuẩn bị thêm 01 bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh mở công ty vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lý. Thành phần hồ sơ gồm những giấy tờ tài liệu dưới đây:
Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên để quá trình làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trở nên thuận lợi và tránh mất thêm thời gian bổ sung hay chỉnh sửa hồ sơ vì không hợp lệ.