Trường Bách Khoa Có Bao Nhiêu Sinh Viên

Trường Bách Khoa Có Bao Nhiêu Sinh Viên

Năm 2024, mức học phí của Trường Cao đẳng Bách Khoa được đánh giá nằm trong mức trung bình trong các khối Trường Cao đẳng tại Hà Nội. Cụ thể, học phí 1 năm học (bao gồm 3 kỳ học/ năm) khoảng 18 – 20 triệu. Thời gian học từ 2.5 – 3 năm.

Học phí trường Cao đẳng Bách Khoa

Năm 2024, mức học phí của Trường Cao đẳng Bách Khoa được đánh giá nằm trong mức trung bình trong các khối Trường Cao đẳng tại Hà Nội. Cụ thể, học phí 1 năm học (bao gồm 3 kỳ học/ năm) khoảng 18 – 20 triệu. Thời gian học từ 2.5 – 3 năm.

Trường Cao đẳng Bách Khoa tuyển sinh Cao đẳng chính quy năm 2024. Đăng ký xét tuyển trực tuyến ngay tại đây.

Xem thông tin tuyển sinh của Trường Cao đẳng Bách Khoa năm 2024.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Sinh viên khoa kỹ thuật xây dựng, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong giờ học thực hành - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Các trường này sẽ công nhận kết quả các khóa học cho sinh viên. Chương trình này được thực hiện trong 5 năm kể từ tháng 7-2022.

Ba trường sẽ tổ chức các khóa trao đổi sinh viên dài hạn và ngắn hạn. Các khóa dài hạn (1 học kỳ tương ứng khoảng 20 tuần) cho phép sinh viên của các trường được đăng ký học tập/ thực tập/nghiên cứu tại trường đối tác. Sinh viên đăng ký tối đa 15 tín chỉ.

Các học phần đăng ký phải có trong chương trình đào tạo của trường tiếp nhận. Sinh viên được sắp xếp học tập, thực tập, nghiên cứu cùng với sinh viên của trường tiếp nhận trong các lớp học được mở theo kế hoạch học tập chuẩn.

Các khóa ngắn hạn (học kỳ hè, tương ứng từ 6 đến 8 tuần) tổ chức trong thời gian hè, cho phép sinh viên của các trường được đăng ký học tập từ 1-2 học phần.

Ngoài thời gian lên lớp, sinh viên có thể tham gia thực tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trường tiếp nhận. Ngoài ra, trường tiếp nhận tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa, hoạt động cộng đồng...

Sinh viên đăng ký tại trường đang học và được sự đồng ý của trường cử đi cho phép tham gia các khóa trao đổi sinh viên.

Các học phần sinh viên đăng ký có thể nằm trong chương trình cử nhân, kỹ sư chuyên sâu đặc thù, thạc sĩ của trường tiếp nhận. Chi phí ăn ở, đi lại do sinh viên tự chi trả. Các trường tiếp nhận có thể hỗ trợ về ký túc xá hoặc các thông tin cần thiết khác.

Kết thúc khóa trao đổi, trường tiếp nhận đào tạo sinh viên có trách nhiệm cấp bảng điểm và xác nhận hoàn thành khóa thực tập, nghiên cứu, các hoạt động ngoại khóa.

Trường cử sinh viên đi có trách nhiệm công nhận/miễn hoặc chuyển đổi kết quả tất cả các học phần đã học sang chương trình đào tạo (bao gồm học phần bắt buộc, tự chọn, tự chọn tự do tương ứng với chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư chuyên sâu đặc thù hoặc thạc sĩ) của sinh viên, hoặc tính điểm rèn luyện khi sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào quy định của từng trường.

Cộng đồng Cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa (BKA) vừa phối hợp với trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) tổ chức Đại hội Đại biểu Cộng đồng Cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa lần II, năm 2024, với chủ đề “Hợp tác phát triển”.

Tham dự chuỗi chương trình Đại hội, có ông Trương Hòa Bình - nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ; ông Phan Thanh Bình - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; ông Huỳnh Thành Đạt - Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Phan Văn Sáu - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng; PGS. TS Vũ Hải Quân - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQG TP. HCM; ông Nguyễn Hồ Hải - Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. HCM; ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị THACO, Chủ tịch Ban đại diện Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách Khoa…

PGS. TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM (trái) và ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị THACO, Chủ tịch Ban đại diện Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa, thực hiện nghi thức rước đuốc truyền thống.

Đại hội quy tụ 1.500 đại biểu, cựu sinh viên, sinh viên tiêu biểu, cùng lãnh đạo trường ĐH Bách khoa, cùng tổng kết lại chặng đường hoạt động nhiệm kỳ I (2021 - 2023) và đặt nền móng cho nhiệm kỳ II (2024 - 2028) đầy triển vọng.

Phát biểu tại Đại hội, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị THACO - Chủ tịch Ban đại diện Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa (BKA) cho biết, sau hơn 3 năm của một nhiệm kỳ đầu tiên (2021 - 2023), cũng là khởi đầu của một tổ chức chưa có tiền lệ và do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhờ vào sự quyết tâm, nỗ lực của từng thành viên, Ban Đại diện BKA đã triển khai thực hiện nhiều dự án, chương trình trong nhiệm kỳ (2021 - 2023) và đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động trong nhiệm kỳ mới (2024 - 2029).​

Về các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trong nhiệm kỳ qua BKA tiến hành chỉnh trang, xây dựng mới, lắp đặt thêm trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho các khoa, trung tâm... Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như sơn mới và cải tạo hệ thống chiếu sáng Xưởng C1; xây dựng phòng Chuyên đề khoa Kỹ thuật Xây dựng, khoa Điện - Điện tử, hội trường C5 khoa Kỹ thuật Giao thông, cải tạo phòng chuyên đề Trung tâm Đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp; Triển khai hệ thống chiếu sáng A1, A2, B3 (đèn mặt trời); Cải tạo phòng thí nghiệm Kim loại và phòng thí nghiệm Polymer khoa Công nghệ Vật liệu; Cải tạo văn phòng Bộ môn Thi công và Quản lý Xây dựng, phòng thí nghiệm bộ môn Sức bền vật liệu, văn phòng Bộ môn Tài nguyên Nước (thuộc khoa Kỹ thuật Xây dựng); trao tặng thiết bị tự động khí nén phục vụ nghiên cứu cho Trung tâm Đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp;... cùng nhiều hoạt động tại các Khoa.

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị THACO, Chủ tịch Ban đại diện Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa, phát biểu tại sự kiện.

Tính riêng trong năm 2023, có 3 công trình lớn được thực hiện tại Trường Đại học Bách khoa, gồm Hội trường đa năng BKA do BKA chủ trì toàn bộ, biểu trưng Không gian truyền thống phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn - Gia Định - TP. HCM, cảnh quan kiến trúc truyền thống hồ nước trước sảnh B1 do BKA tài trợ, thiết kế và thi công.

Về mảng hỗ trợ sinh viên, hoạt động trao học bổng rất được đẩy mạnh tại các khoa, trung tâm với tổng kinh phí hơn 7,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, BKA còn triển khai chương trình bảo lãnh vay không lãi suất từ học kỳ II năm học 2021 - 2022 với mức cho vay tối đa là toàn bộ học phí theo từng học kỳ. Đến nay, tổng số khoản vay đã hỗ trợ là 344 khoản (năm 2021: 17 khoản; năm 2022: 64 khoản; năm 2023: 263 khoản) với tổng số tiền cho vay hơn 4 tỷ đồng. Trong nhiệm kỳ II sẽ tiếp tục triển khai và mở rộng đối tượng cho vay với số lượng mục tiêu là 1.000 suất vay/1 học kỳ với tổng số tiền trên 15 tỷ đồng.

Ngoài ra, BKA còn tích cực tham gia hướng nghiệp, gợi mở các cơ hội việc làm, chương trình tư vấn khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cấp trường và cấp khoa, đồng hành trong các sân chơi của sinh viên như Bach khoa Innovation, BK Mentoring... với vai trò ban giám khảo, cố vấn, tài trợ. Các sự kiện sôi nổi dành cho sinh viên như ngày hội việc làm, ngày hội Kỹ thuật, chương trình tham quan thực tế... đều có sự góp mặt và tài trợ từ phía cựu sinh viên.

BKA còn tài trợ kinh phí và tham gia tổ chức Diễn đàn thường niên Công nghiệp - Bách khoa - Doanh nghiệp; chuỗi hoạt động Chào mừng 65 năm thành lập trường cùng các sự kiện lớn khác như lễ Khai giảng, lễ tốt nghiệp, Ngày Nhà giáo Việt Nam... Tại cấp khoa, trung tâm, các dự án kết nối hợp tác trong BKA cũng được phát huy đa dạng với các hình thức, như tổ chức các buổi coffee talk hằng tuần, tham quan nhà máy, xí nghiệp, công ty...

Ban đại diện BKA nhiệm kỳ II ra mắt cùng các đại biểu khách mời.

“Nhiệm kỳ I đã khép lại với những thành quả nhất định và mở ra phương hướng hoạt động tiếp theo trong Nhiệm kỳ II là tập trung vào “Hợp tác phát triển” giữa các cựu sinh viên với nhau và giữa cựu sinh viên với nhà trường. Ban Đại diện BKA sẽ nghiên cứu hình thành mô hình hợp tác phát triển để kết nối giữa các doanh nghiệp của các cựu sinh viên hướng tới phát triển các ngành sản xuất kinh doanh về kỹ thuật công nghệ có tính truyền thống của Trường ĐH Bách khoa. BKA sẽ là tổ chức cựu sinh viên tiên phong và kiểu mẫu, đồng hành, hỗ trợ cho trường ĐH Bách khoa nói riêng và giáo dục đại học nói chung, tạo ra được giá trị tích hợp và bền vững. Qua đó, tạo ra kinh phí hoạt động cho BKA trong nhiệm kỳ tới và lâu dài...”, ông Trần Bá Dương nói.

PGS. TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM) cho biết, trong lịch sử 66 năm hình thành và phát triển của ĐH Bách khoa, nhà trường luôn coi cộng đồng cựu sinh viên là một thành phần không thể tách rời, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển trường và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của xã hội. Nhà trường luôn tự hào về sự thành công và cống hiến của cựu sinh viên trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều cựu sinh viên của trường đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ, lãnh đạo các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp lớn, những nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước...

PGS. TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), phát biểu tại Đại hội.

Nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của cộng đồng cựu sinh viên, lãnh đạo trường ĐH Bách khoa đã cùng các anh chị cựu sinh viên nòng cốt tập trung trí tuệ, tâm huyết để xây dựng và cấu trúc lại tổ chức cựu sinh viên. Ngày 3/10/2020, Ban đại diện Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa đã chính thức được thành lập với sơ đồ tổ chức chặt chẽ, với tôn chỉ "Tiếp nối truyền thống - Hợp tác phát triển" và mục tiêu kết nối, chia sẻ, hợp tác giữa cựu sinh viên với nhau và hỗ trợ, bổ trợ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và sự phát triển của nhà trường.

Với sự ra đời của Ban Đại diện Cộng đồng Cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa (BKA) vào ngày 3/10/2020, trường ĐH Bách khoa là đơn vị tiên phong trong hệ thống các trường đại học tại Việt Nam triển khai mô hình cựu sinh viên theo một cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động quy củ, đề cao tôn chỉ “Tiếp nối truyền thống - Hợp tác phát triển”. Việc BKA thành lập và đi vào hoạt động suốt 3 năm qua đã mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho nhà trường, sinh viên và cựu sinh viên.

“Nhà trường kỳ vọng vào sự đồng hành của Ban đại diện cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa trong thời gian tới. Hội nghị lần IV Ban đại diện cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa, nhiệm kỳ 2021 - 2023 đã cấu trúc lại cơ cấu tổ chức ban đại diện, đề ra các mục tiêu, phương hướng và kế hoạch rõ ràng cho nhiệm kỳ tới...”, PGS. TS Mai Thanh Phong nói.

Ban đại diện BKA nhiệm kỳ II gồm: Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Ban đại diện BKA, Chủ tịch Hội đồng Quản trị THACO; ông Hồ Minh Trí - Phó Chủ tịch thường trực Ban đại diện BKA; PGS. TS Trần Thiên Phúc - Phó Chủ tịch thứ nhất BKA, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM); các phó chủ tịch BKA cấp trường và 12 Trưởng Ban đại diện BKA các khoa, trung tâm.

Năm 2024, Đại học Bách Khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh như năm 2023 với tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến là 9.260.

Theo đó, khoảng 20% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển tài năng; khoảng 30% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển điểm thi đánh giá tư duy và khoảng 50% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2024.

Xét tuyển bằng điểm SAT cùng với các chứng chỉ quốc tế khác như A-level, ACT, AP và IB nằm trong phương thức xét tuyển tài năng của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Phương thức này còn bao gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.

Hiện trường chưa công bố chỉ tiêu chi tiết cho nhóm xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế. Năm ngoái, nhóm này có khoảng 5% chỉ tiêu.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội năm 2023 (Ảnh: Mạnh Quân)

Để được nộp hồ sơ xét tuyển theo phương thức này, thí sinh cần có điểm trung bình chung học tập từng năm lớp 10, 11, 12 từ 8,0 trở lên.

Điểm chuẩn SAT vào Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023 dao động ở 5 mức điểm: 1250-1300-1400-1450-1500.

Trong đó, điểm chuẩn SAT thấp nhất ở các ngành, chương trình đào tạo có hợp tác, liên kết với đại học nước ngoài và cao nhất ở hai ngành: IT1 (khoa học máy tính) và IT-E10 (khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo).

Có 5 ngành lấy điểm SAT 1450, 18 ngành/chương trình lấy điểm SAT 1400, 32 ngành/chương trình lấy điểm SAT 1300 và 6 ngành/chương trình lấy điểm SAT 1250.

Mỗi ngành đều có điều kiện phụ kèm theo ở điểm toán. Theo đó, phần toán của bài thi SAT không được dưới 600 điểm ở tất cả các ngành/chương trình. Trong đó, có 7 ngành yêu cầu điểm toán từ 750 trở lên.

Cụ thể điểm chuẩn SAT vào Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023 như sau:

Điểm chuẩn SAT vào Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023 (Bảng biểu: Hoàng Hồng).

Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển sinh 64 chương trình đào tạo gồm: 36 chương trình chuẩn, 23 chương trình chất lượng cao, 2 chương trình PFIEV và 3 chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

Đáng chú ý, trường tăng số đợt thi đánh giá tư duy lên 6 đợt kéo dài từ tháng 12/2023 đến tháng 6/2024. Hiện còn 3 đợt thi chưa diễn ra là 27-28/4, 8-9/6 và 15-16/6.

Các đợt thi này tổ chức tại 20 điểm thi thuộc 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, Đà Nẵng.

Điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội (TSA) được nhiều trường đại học khác sử dụng để xét tuyển vào các khối ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng, y, dược...

SAT (Scholastic Aptitude Test) là bài thi chuẩn hóa quốc tế đánh giá năng lực toán học, kiến thức tự nhiên và xã hội. Trước Covid-19, đây là bài thi bắt buộc đối với sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế nếu muốn ứng tuyển vào các trường đại học tại Mỹ.

Kỳ thi SAT được tổ chức trên phạm vi toàn cầu vào các tháng 3, 5, 6, 8, 10, 11, 12. Các kỹ năng được kiểm tra trong SAT bao gồm đọc hiểu (52 câu, 65 phút), ngôn ngữ (44 câu, 35 phút) và toán học (58 câu, 80 phút).