Trung Quốc Mở Cửa Du Lịch Việt Nam

Trung Quốc Mở Cửa Du Lịch Việt Nam

Theo Tổng cục Du lịch, thông tin trên đã được ông Bành Thế Đoàn, Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thông báo với cơ quan này vào chiều 8/3, tại trụ sở của Tổng cục Du lịch ở Hà Nội.

Lịch thông quan xuất nhập khẩu với các cửa khẩu Trung Quốc

Ngoài ra, lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) thông tin từ quý 4-2023, tại cửa khẩu Ái Điểm (đối diện cửa khẩu Chi Ma), việc thông quan thực hiện cả các ngày cuối tuần cũng như nghỉ lễ, Tết.

Đối với dịp Quốc khánh Trung Quốc (1-10) và Tết Trung thu, trung tâm này nhận thông tin phía Trung Quốc nghỉ 8 ngày từ 29-9 đến 6-10.

Tuy nhiên, các cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Pò Chài, Ái Điểm (Trung Quốc) nằm đối diện cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma (Việt Nam) vẫn thông quan bình thường. Trong khi đó, những cửa khẩu Lũng Nghịu, Kéo Ái (Trung Quốc) - đối diện cửa khẩu Cốc Nam, Na Hình (Việt Nam) nghỉ lễ.

Trung tâm quản lý cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) đã thông báo tin trên đến các lực lượng chức năng, tổ chức, doanh nghiệp.

Theo văn bản được Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc công bố chiều 10/3, để quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng và Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc và yêu cầu của cơ chế điều phối phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Quốc vụ viện, kể từ ngày 15/3/2023, Trung Quốc tiếp tục thí điểm cho phép các hãng du lịch và doanh nghiệp lữ hành trực tuyến trong cả nước khôi phục kinh doanh du lịch theo đoàn ra nước ngoài và các dịch vụ "vé máy bay+khách sạn" kèm theo đến 40 quốc gia thuộc danh sách đợt 2.

Văn bản trên được gửi đến cơ quan quản lý du lịch các địa phương trong cả nước, cho phép các hãng du lịch và doanh nghiệp lữ hành trực tuyến được triển khai công tác chuẩn bị như công bố sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá tour và điểm đến...

Trong danh sách được công bố, ngoài Việt Nam, còn có 39 quốc gia khác là Nepal, Brunei, Mông Cổ, Iran, Jordan, Tanzania, Namibia, Mauritius, Zimbabwe, Uganda, Zambia, Senegal, Kazakhstan, Uzbekistan, Georgia, Azerbaijan, Armenia, Serbia, Croatia, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Iceland, Albania, Italy, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Slovenia, Vanuatu, Tonga, Samoa, Brazil, Chile, Uruguay, Panama, Dominica, El Salvador, Dominica và Bahamas.

Cơ quan quản lý văn hóa và du lịch Trung Quốc cũng yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu phòng dịch, làm tốt việc liên kết với các đối tác nước ngoài để thiết kế các lộ trình, sản phẩm du lịch chất lượng, bảo đảm quyền lợi của khách du lịch, góp phần hình thành văn hóa du lịch xanh, an toàn, văn minh, lành mạnh.

Theo thông tin từ Văn phòng đại diện Vietnam Airlines tại Trung Quốc, kể từ giữa tháng 3, hãng hàng không này sẽ dần khôi phục hầu hết các chuyến bay thẳng đến các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô..., tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân và du khách hai bên.

Trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19, Trung Quốc là thị trường cung cấp khách du lịch lớn nhất của Việt Nam. Việc nước này khôi phục các dịch vụ du lịch theo đoàn, sẽ góp phần thúc đẩy trao đổi, hợp tác du lịch giữa hai bên, tạo động lực tăng trưởng cho ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Từ 8 giờ ngày 8/1, các cặp Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam)-Đông Hưng (Trung Quốc); Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) và Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam)-Hồ Kiều (Trung Quốc) chính thức thông quan trở lại, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân 2 nước đi lại, du lịch, thăm hỏi, buôn bán, xuất khẩu hàng hóa tạo...

Khôi phục đi lại, du lịch cho người dân

Từ sáng sớm, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Cao Lộc, Lạng Sơn), hàng nghìn người là công nhân Trung Quốc xếp hàng làm thủ tục xuất cảnh về nước ăn Tết. Người xuất cảnh chủ yếu là chuyên gia, thương nhân, người lao động...

Anh Thịnh Bình Siêu, người ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc sang làm việc tại khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai gần ba năm qua chia sẻ: "Gần ba năm rồi bây giờ tôi mới có thể về Trung Quốc. Tôi thấy thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam rất dễ dàng, thuận tiện, cán bộ hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình…".

Các cửa khẩu trên tuyến biên giới Lạng Sơn thay đổi quy trình kiểm soát xuất, nhập khẩu; xuất, nhập cảnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 qua các cửa khẩu trong tình hình mới. Theo đó, người nhập cảnh vào Trung Quốc cần có giấy xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR có giá trị trong vòng 48 tiếng, thủ tục giấy tờ khác theo quy định như trước đây. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc mới chỉ cho phép công dân Việt Nam và Trung Quốc xuất, nhập cảnh qua lại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc), còn đối với công dân nước thứ ba nhập cảnh vào Trung Quốc tạm thời chưa có chính sách điều chỉnh (chưa thể nhập cảnh Trung Quốc). Riêng các cửa khẩu còn lại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa khôi phục hoạt động xuất, nhập cảnh đối với công dân hai nước...

Thiếu tá Trần Văn Hùng, Phó Trạm trưởng Kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cho biết: Trong ngày 8/1, đã có hơn 3.000 công dân Trung Quốc có mặt tại Cửa khẩu Hữu Nghị để chờ làm thủ tục về nước. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu đã triển khai lực lượng tại các vị trí trọng điểm, hướng dẫn khách xuất cảnh người Trung Quốc vào khu vực làm thủ tục; đồng thời, tăng cường nhân lực để giải quyết thủ tục cho khách một cách nhanh nhất...

Cũng trong sáng 8/1, gần 1.000 người Trung Quốc và Việt Nam xếp hàng chờ đợi làm thủ tục tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái để nhập cảnh vào Trung Quốc và Việt Nam qua Cửa khẩu Đông Hưng. Chia sẻ niềm vui được trở về Việt Nam, chị Nguyễn Thị Chinh, quê ở Thái Nguyên cho biết: "Tôi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các lực lượng chức năng Việt Nam trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh".

Theo ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Lào Cai, việc mở lại hoàn toàn Cửa khẩu đường bộ Hồ Kiều 2, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai nước và nước thứ ba xuất, nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai để tham quan, du lịch. Đồng thời, hoạt động trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới hoạt động trở lại bình thường cũng giúp thúc đẩy giao thương, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho cư dân biên giới hai bên.

Để bảo đảm thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh thuận lợi, an toàn, ban quản lý cửa khẩu, hải quan và các trạm biên phòng cửa khẩu quốc tế cùng các lực lượng liên ngành khối cửa khẩu của các địa phương đã kiểm tra, rà soát lại cơ sở vật chất, điều kiện hạ tầng cũng như nhân lực, chuẩn bị mọi phương án đã xây dựng; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và lực lượng tại khu nhà liên ngành. Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế đã bố trí lực lượng đo thân nhiệt, bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định…

Thông quan hàng hóa thuận lợi, an toàn

Đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc gỡ bỏ tất cả biện pháp xét nghiệm axit nucleic phòng, chống dịch Covid-19 đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng như chính quyền địa phương căn cứ theo tình hình thực tế lựa chọn phương thức thông quan hàng hóa hiệu quả, thuận tiện.

Tại cầu Bắc Luân 2, lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên, Cửa khẩu Ka Long-Bến biên mậu Đông Hưng (Quảng Ninh) sẽ bãi bỏ hoàn toàn quy định phân cấp, phân vùng quản lý; bãi bỏ việc phân vùng nguy cơ (vùng đỏ) dịch Covid-19; dừng phân cấp, phân vùng quản lý dịch Covid-19; đồng thời, bãi bỏ quy định phun khử khuẩn đầu và cabin phương tiện chở hàng nhập cảnh từ Trung Quốc và tại khu giao nhận hàng hóa; bãi bỏ yêu cầu xét nghiệm RT-PCR, khử khuẩn và chờ 30 phút tại vạch phân quản đối với phương tiện chở hàng khô, hàng tạp; bãi bỏ yêu cầu xét nghiệm RT-PCR, khử khuẩn đối với từng lô, từng kiện hàng hóa chuỗi lạnh, không yêu cầu phải đưa vào kho quản lý giám sát tập trung; bỏ toàn bộ quy định quản lý khép kín đối với tất cả các nhân viên làm việc tại khu vực cửa khẩu, cặp chợ biên giới, không xét nghiệm RT-PCR hằng ngày.

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cho biết: Để chủ động thích ứng việc Trung Quốc nới lỏng phòng, chống dịch Covid-19, ngày 8/1, Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chính thức khôi phục phương thức giao nhận hàng hóa truyền thống như trước đây, tức là lái xe, người đi cùng xe qua biên giới của hai bên được điều khiển phương tiện chở hàng hóa vào thẳng bến bãi của nước đối diện để giao nhận.

Các cơ quan chức năng phía Trung Quốc và Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp hai bên áp dụng phương thức "xe hàng sang-xe hàng về" (tận dụng các phương tiện đã giao xong hàng để nhận hàng xuất khẩu của nước đối diện). Các lái xe điều khiển phương tiện chở hàng hóa xuất, nhập khẩu và người đi cùng trước khi nhập cảnh cần phải có kết quả xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR âm tính trong vòng 48 giờ và điền kết quả xét nghiệm vào phiếu khai báo sức khỏe (cá nhân tự khai báo và tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà cho biết: Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường hội đàm, trao đổi với cơ quan chức năng phía Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi nhất về xuất, nhập cảnh và xuất, nhập khẩu hàng hóa, gỡ bỏ các điều kiện về xét nghiệm; kéo dài thời gian làm việc tại các cửa khẩu...

Tờ China Daily cho hay, các doanh nghiệp Trung Quốc được nối lại các tour du lịch theo nhóm ra nước ngoài từ ngày 6/2, tới 20 quốc gia được chọn.

Theo danh sách từ Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, những quốc gia được chọn gồm Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Maldives, Sri Lanka, Philippines, Malaysia, Singapore, Lào, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập, Kenya, Nam Phi, Nga, Thụy Sĩ, Hungary, New Zealand, Fiji, Cuba và Argentina.

Trong số đó, không có Việt Nam hay Nhật Bản, một số nước trong khối EU (Liên minh châu Âu).

Thông báo trên được đưa ra vào cuối tháng 1/2023. Kể từ đó, số lượt tìm kiếm các chuyến du lịch nước ngoài theo nhóm tại Trung Quốc tăng đột biến trên nhiều nền tảng du lịch trực tuyến.

Trip.com, công ty du lịch trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, cho biết, lượt tìm kiếm các chuyến du lịch theo nhóm đến Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Singapore và Campuchia là cao nhất. Tuy nhiên, các điểm đến phổ biến nhất ở nước ngoài đối với du khách Trung Quốc chỉ gồm Bangkok và Chiang Mai ở Thái Lan, Singapore, Kuala Lumpur ở Malaysia, Manila ở Philippines và Bali ở Indonesia.

Nhiều quốc gia không nằm trong danh sách vẫn đang kỳ vọng "sẽ sớm được chào đón du khách từ Trung Quốc”.

Việt Nam sẵn sàng đón khách Trung Quốc

Năm 2019, hơn 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc đã đến Việt Nam, chiếm 1/3 tổng lượng khách quốc tế. Việt Nam cũng luôn đứng trong top 5 thị trường gửi khách lớn nhất của Trung Quốc. Do đó, việc điều chỉnh chính sách phòng chống dịch và xuất nhập cảnh của Trung Quốc từ ngày 8/1/2023 là tín hiệu tích cực đối với ngành du lịch trong những ngày đầu năm.

Chia sẻ với DĐDN, PGS.TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích: “Mặc dù không nằm trong danh sách 20 quốc gia nối lại tour du lịch với Trung Quốc từ ngày 6/2, tuy nhiên, tôi cho rằng Việt Nam sẽ sớm được kết nối lại với thị trường tiềm năng này.

Do đó, Việt Nam trong thời gian qua đã chuẩn bị vô cùng kỹ càng để đợi du khách Trung Quốc. Các hãng hàng không đã mở lại các chuyến bay thường lệ từ TP.HCM, Hà Nội đến các thành phố của Trung Quốc như Quảng Châu, Bắc Kinh từ cuối tháng 1/2023, là cơ hội để các công ty du lịch mở các tour inbound, outbound trở lại”.

Dù có nhiều lợi thế, song các chuyên gia cũng cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa trở lại chưa thể khôi phục thị trường ngay lập tức.

Tuy việc mở cửa đã thực hiện từ ngày 8/1, nhưng phía Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: thống nhất thủ tục xuất, nhập cảnh, đảm bảo phòng chống dịch; cấp lại hộ chiếu hết hạn; lựa chọn tour du lịch phù hợp...

Ngoài ra, thời điểm mở cửa tại Trung Quốc rơi vào dịp Tết Nguyên đán, đây là thời gian về quê của người dân, nên khách chưa ồ ạt sang du lịch Việt Nam ngay.

“Dự báo đến quý II sẽ là thời điểm bùng nổ du lịch của khách Trung Quốc sau 3 năm không được đi du lịch nước ngoài”, PGS. TS Phạm Hồng Long tin tưởng.

Dù có nhiều lợi thế, song các chuyên gia cũng cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa trở lại chưa thể khôi phục thị trường ngay lập tức. Trong khi đó, đây là thời gian phù hợp để các doanh nghiệp du lịch, hàng không set-up lại sản phẩm và đào tạo hệ thống nhân sự để phát triển bền vững trong tương lai.

Khách Trung Quốc có mức chi tiêu bình quân 1.800 USD/người khi đi du lịch nước ngoài, với du khách từ các đô thị lớn của Trung Quốc, mức chi tiêu còn cao nữa, do vậy các điểm đến nghỉ dưỡng biển hàng đầu như Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quy Nhơn… đang tập trung thu hút nguồn khách du lịch này.

Theo ông Long, ngay sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, đã có một cuộc đua giữa các quốc gia nhằm sớm giành lấy thị trường này như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc… Đặc biệt là Thái Lan, quốc gia thu hút 11,5 triệu lượt khách Trung Quốc năm 2019, đã đưa ra chương trình xúc tiến “Trung Quốc quay lại”, nhằm chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch hấp dẫn để chuẩn bị đón khách, đồng thời bỏ quy định xét nghiệm và tiêm đủ liều vắc xin khi nhập cảnh, nhằm kỳ vọng đón 7-10 triệu khách Trung Quốc trong năm 2023.

Tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp cũng đang cố gắng hoàn thiện sản phẩm du lịch sau hơn 3 năm không phục vụ thị trường khách Trung Quốc, với hệ thống cung ứng dịch vụ và nhu cầu của du khách đang thay đổi.