Thủ Tục Xin Giấy Phép Xuất Khẩu Lao Động

Thủ Tục Xin Giấy Phép Xuất Khẩu Lao Động

Nhu cầu xuất khẩu lao động đang ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu lao động đã ra đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kinh doanh trong lĩnh vực này mà cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định và đặc biệt cần phải có giấy phép xuất khẩu lao động. Sau đây, Chúc Vinh Quý sẽ gửi đến bạn đọc những điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động cũng như hồ sơ, thủ tục để xin cấp lại giấy tờ này.

Một số câu hỏi thường gặp về việc xin giấy phép XKLĐ

Trong quá trình xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động, chúng tôi đã bắt gặp vô số thắc mắc từ phía khách hàng xoay quanh vấn đề này. Sau quá trình tìm hiểu, đánh giá, chúng tôi đã chọn ra những câu hỏi tiêu biểu nhất được nhiều khách hàng gửi đến để tiến hành giải đáp ngay sau đây:

Pháp luật nước ta quy định, Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là loại giấy tờ pháp lý không xác định thời hạn. Do đó, doanh nghiệp có thể sử dụng loại giấy tờ này xuyên suốt thời gian hoạt động, chỉ cần không thực hiện những hành vi vi phạm dẫn đến việc bị thu hồi giấy phép.

Còn loại giấy phép xuất khẩu lao động là loại giấy phép có thời hạn là 5 năm và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần là 5 năm.

Giấy phép xuất khẩu lao động có thời hạn 5 năm

Như đã đề cập trong phần trên, doanh nghiệp có nhu cầu xin giấy phép xuất khẩu lao động sẽ nộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh lên Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ lao động - thương binh và xã hội.

Thủ tục, trình tự xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động như sau:

Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động lên Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ lao động - thương binh và xã hội.

Bước 2: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xem xét về việc cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

Trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đưa ra câu trả lời kèm lý do thể hiện bằng văn bản và gửi cho doanh nghiệp.

Giấy phép xuất khẩu lao động là gì?

Giấy phép xuất khẩu lao động có tên đầy đủ là giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là căn cứ pháp lý dùng để chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện để hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động (dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng).

Khái niệm giấy phép xuất khẩu lao động

BẢN MINH HOẠ – GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

[1] Điều 24.1 Luật Số 69 [Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ]

“1. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ được gửi tại ngân hàng và chỉ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả số tiền đã sử dụng và bảo đảm mức ký quỹ theo quy định.”

[2] Chương IV, Mục 1, Điều 23 Nghị định 112 [Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ]

“1. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng) tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây viết tắt là ngân hàng nhận ký quỹ).

2.  Doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải ký quỹ thêm 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng) đối với mỗi chi nhánh được giao nhiệm vụ.”

[3] Điều 4 Nghị định 112 [Điều kiện về nhân viên nghiệp vụ]

“1. Đối với mỗi nội dung hoạt động quy định tại Điều 9 của Luật Số 69, doanh nghiệp phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện, đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau:

a) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành vi hoặc kinh doanh và quản lý;

b) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên không thuộc nhóm ngành đào tạo tại điểm a khoản này và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2.  Nhân viên nghiệp vụ phải có giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp, trừ trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3.   Chi nhánh được doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ thực hiện một số nội dung hoạt động quy định tại Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngphải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm đối với mỗi nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này”.

[4] Điều 5 Nghị định 112 [Điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động]

“1. Cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng phải đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có phòng học và phòng nội trú cho ít nhất 100 học viên tại một thời điểm; có nơi sơ cứu, cấp cứu với trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu;

b) Phòng học có diện tích tối thiểu 1,4 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản phục vụ học tập;

c) Phòng nội trú có diện tích tối thiểu 3,5 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản đảm bảo phục vụ sinh hoạt nội trú; bố trí không quá 12 học viên/phòng; khu vực nội trú bố trí tách biệt cho học viên nam và nữ, có đủ buồng tắm và nhà vệ sinh.

2.  Trường hợp doanh nghiệp thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng thì thời hạn thuê phải còn ít nhất 02 năm tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

3.  Chi nhánh được doanh nghiệp dịch vụ giao tổ chức giáo dục định hướng phải có cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh, có phòng học và phòng nội trú đáp ứng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và thời hạn thuê (nếu chi nhánh thuê cơ sở vật chất) phải tối thiểu là 02 năm.

4.  Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì quyền sử dụng hợp pháp cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng trong suốt thời gian hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

[5] Điều 6 Nghị định 112 [Điều kiện về trang thông tin điện tử]

“1. Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải có tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, đăng tải thông tin cơ bản của doanh nghiệp, đăng hình ảnh Giấy phép sau khi được cấp và nội dung thông tin về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2.  Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục theo quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có thay đổi về thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật Số 69, doanh nghiệp dịch vụ phải cập nhật lên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.”

[6] Với các nội dung này, doanh nghiệp cần làm việc chặt chẽ với cơ quan cấp phép để có hướng dẫn cụ thể.

[8] Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112.

[10] Theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112.

[11] Theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112.

[12] Điều 42.1(a) Nghị định 12.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm[7]:

(1)      Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu lao động của doanh nghiệp[8];

(2)     Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

(3)    Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 Luật Số 69, cụ thể[9]:

(i)      01 bản sao Điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu lao động và giấy tờ chứng minh việc góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp; 01 bản sao sổ đăng ký cổ đông mới nhất đối với công ty cổ phần;

(ii)     01 bản chính Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng[10];

(iii)    01 bản sao Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu lao động; 01 bản sao bằng cấp chuyên môn và 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm (quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của người đại diện theo pháp luật;

(iv)    01 bản chính Danh sách nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng[11]; 01 bản sao bằng cấp chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có) và 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (nếu có) của một trong các văn bản sau: hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc của mỗi nhân viên nghiệp vụ;

(v)      01 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng, kèm theo bảng kê do doanh nghiệp xác nhận về trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng phòng học và khu vực nội trú.

Xin giấy phép xuất khẩu lao động cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Trước khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ gồm các loại giấy tờ sau đây:

Đơn đề nghị xin cấp Giấy phép của doanh nghiệp

Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đáp ứng được những điều kiện đã quy định cụ thể tại Điều 10 của Luật này.

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.