Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu Và Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu Và Tác Phẩm Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

Câu 1 (Trang 98 SGK Ngữ Văn 12 Tập 2):

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác - Ngữ văn lớp 11

Bài viết về tác giả Nguyễn Đình Chiểu Ngữ văn lớp 11 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác, ... của Nguyễn Đình Chiểu.

Bài giảng: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần 1: Tác giả) - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai

- Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định

- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.

- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù

- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh

- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ

⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân

- Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm

+ truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử- Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược

+ một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,... sáng tác sau khi Pháp xâm lược

+ Mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa:

• Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc

• Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế

• Thơ văn chống Pháp của ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh,...

• Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta

• Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp

+ Bút pháp trữ tình nồng đậm hơi thở cuộc sống

+ Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học

Tiến sĩ Xã hội học tại Université Toulouse II Le Mirail, Pháp. Hiện là giảng viên Khoa Xã hội học, Đại học Mở TPHCM. Lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội học về Tôn giáo (Tôn giáo và Hiện đại), Phương pháp Nghiên cứu, Lý thuyết Xã hội và Các vấn đề Giới.

(Báo Quảng Ngãi)- Trong cuốn sách “Văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ diện mạo và đặc điểm” do TS.Võ Minh Hải làm chủ biên cùng với các cộng sự thuộc Trường Đại học Quy Nhơn nghiên cứu hơn mười năm qua có nội dung đề cập đến dòng chảy văn học Hán Nôm miền Ấn - Trà với nhiều tác giả tiêu biểu.

Sách “Văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ diện mạo và đặc điểm” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2022. Cuốn sách dày hơn 300 trang, gồm 7 chương. Ngoài phần dẫn nhập, cơ sở hình thành và lược sử nghiên cứu văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ cũng như tiến trình lịch sử vận động của vùng văn học, các tác giả đi sâu vào nghiên cứu diện mạo, đặc điểm của những tác giả tiêu biểu ở vùng Nam Trung Bộ. Đồng thời, công trình bước đầu nhận diện một số khuynh hướng sáng tác chính, chủ đề, hình tượng con người, đặc điểm thể loại và ngôn ngữ của các tác phẩm Hán Nôm thuộc vùng văn học Nam Trung Bộ. Từ đó, đưa ra những kết luận về vị trí và đóng góp của Văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ trong tổng thể nền văn học cổ điển Việt Nam.

Được xem là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, văn học Hán Nôm Quảng Ngãi trong giai đoạn này xuất hiện nhiều tác giả tiêu biểu. Trong tập sách này, các nhà nghiên cứu đã nhắc đến một số tác giả ở Quảng Ngãi như: Huỳnh Công Khế (nửa sau thế kỷ XV), Bùi Tá Hán (1496 - 1568), Mai Đình Dõng (? - 1602), Trần Cẩm (1545 - 1640), Gioan Thanh Minh (1588 - 1663), Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767), Trần Công Hiến (? - 1817), Trương Đăng Quế (1793 - 1865), Nguyễn Tự Tân (1848 - 1885), Lê Trung Đình (1867 - 1885)...

Ở chương 4, viết về các tác giả tiêu biểu, nhóm nghiên cứu đã đi sâu khảo sát, nhận diện về tác giả Trương Đăng Quế, một trong những danh gia, trọng thần Triều Nguyễn. Trương Đăng Quế tự là Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu Quảng Khê Tẩu sinh quán tại làng Mỹ Khê (nay là xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi). Ông là một trọng thần, xuất thân khoa bảng điển hình. Về văn học, ông đã để lại một sự nghiệp lừng lẫy. Nhận định về vấn đề này, nhóm tác giả đã đưa ra quan điểm khảo cứu và nhận định: “Ông là vị Tổng tài đầu tiên của Quốc sử quán, mở đầu cho sự nghiệp viết sử Triều Nguyễn. Trương Đăng Quế đã chủ biên các tác phẩm đồ sộ và có ảnh hưởng đến hậu thế như: Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên (Chép đến Thiệu Trị)...”. Thơ văn của Trương Đăng Quế với đầy đủ những cung bậc, sắc màu và sự trải nghiệm qua nhiều đoạn đường ông từng trải. Trương Đăng Quế được các nhà nghiên cứu nhận diện như bậc lương thần, thi sĩ.

Công trình cũng đã đi sâu khảo cứu về một số tác giả tiêu biểu như Nguyễn Cư Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Ở phần này, Huỳnh Thúc Kháng được đánh giá là “một nho sĩ, nhà báo cách mạng”, và cốt cách, hạo khí của Cụ Huỳnh được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Là người con ưu tú của quê hương Nam - Ngãi, ngay từ nhỏ Huỳnh Thúc Kháng đã ham học, thông hiểu học thuyết của nho gia. Tinh thần Khắc kỷ phục lễ đã được ông tiếp thu và thực hành rất chuyên tâm”. Trong khuôn khổ văn thơ Hán Nôm, Huỳnh Thúc Kháng được xem “một tác giả Hán Nôm quan trọng của khu vực Nam Trung Bộ”. Về sự nghiệp sáng tác, “ông có một số tác phẩm nổi tiếng ở giai đoạn này như: "Huỳnh Thúc Kháng niên phổ", "Thi tù tùng thoại". Trong đó, “Thi tù tùng thoại" là tập thơ tù đầu tiên của văn học Việt Nam.

Là một công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo, “Văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ diện mạo và đặc điểm” đã bước đầu tìm tòi và xác định được vị trí và những đóng góp của văn học Hán Nôm Nam Trung Bộ trong tiến trình phát triển văn học, đặc biệt là văn học cổ điển ở góc nhìn địa - văn hóa. Đây được xem là bộ phận quan trọng của văn học cổ điển dân tộc. Tiến sĩ Võ Minh Hải chia sẻ, đây là công trình tổng quát về một vùng văn học quan trọng nhưng chưa được đánh giá đúng tiềm lực, nhất là ở phương diện sáng tác Hán Nôm. Đồng thời, chúng tôi muốn đồng hành cùng thầy cô giáo ở các trường phổ thông trong việc giới thiệu văn học Nam Trung Bộ đến học sinh trong khu vực này trong chương trình giáo dục địa phương. Hy vọng tập chuyên khảo sẽ cung cấp cho giáo viên, học sinh trên vùng đất Nam Trung Bộ những tư liệu văn học cần thiết.

Bài văn mẫu phân tích tác phẩm Một người Hà Nội chi tiết

+ Phong cách sáng tác sau năm 1975 chủ yếu viết về những vấn đề nóng của xã hội, về chủ đề văn hóa chính trị, sự thay đổi của con người.

- Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Một người Hà Nội”.

+ Viết năm 1990 khi đất nước bước dần sang nền kinh tế thị trường

+ Chủ đề chính để khắc họa vẻ đẹp của con người Hà Nội trong sự đổi thay của đất nước.

- Vẻ đẹp của nhân vật chính - cô Hiền:

+ Cô xuất thân trong một gia đình gia giáo, giàu có, nề nếp, là người Hà Nội gốc

+ Cô có ngoại hình đẹp, yêu kiều

+ Thông minh hơn người, yêu văn chương yêu nghệ thuật

+ Cô Hiền có vẻ đẹp kiêu kỳ của người Hà Nội gốc.

+ Cô có lối sống ngay thẳng, dám bộc lộ quan điểm của bản thân dù trong hoàn cảnh nào.

+ Dù thời đại có biến chuyển, xã hội có phần biến chất thì cô vẫn luôn giữ được cho mình lối sống đẹp

+ Cô vẫn luôn giữ mối quan hệ với những văn nhân, nghệ sĩ, luôn nuôi dưỡng cho tâm hồn mình, luôn biết yêu và trân trọng vẻ đẹp tinh thần.

+ Trong gia đình nhỏ, cô là người vợ đảm đang, tháo vát.

+ Cô một tay quán xuyến mọi việc lớn nhỏ trong nhà, từ kiếm tiền nuôi gia đình lẫn giữ lửa cho ngôi nhà.

+ Với con mình, cô là người mẹ mẫu mực, nghiêm khắc. Cô dạy các con từ cách ngồi, cách ăn, cách nói chuyện, đi đứng và đặc biệt là cách sống.

+ Cô dạy con phải có trách nhiệm với đất nước nên dù đau lòng cô vẫn chấp nhận để con ra chiến trường bảo vệ đất nước.

--> Cô Hiền là “hạt bụi vàng” mang trong mình vẻ đẹp thuần túy không trộn lẫn. Đố là vẻ đẹp của tinh thần và cốt cách đã được ngấm sâu từ nền văn hóa vùng đất kinh kỳ, không thể phai nhòa theo năm tháng theo xã hội.

- Nghệ thuật trần thuật của tác giả xuyên suốt cả đoạn trích.

Tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải là truyện ngắn “Một người Hà Nội”. Tác phẩm này đã thể hiện được phần nào góc nhìn mới mẻ của tác giả về cuộc sống, về con người trong giai đoạn đổi mới hậu chiến tranh.

Cảm nhận đầu tiên của mỗi người về một tác phẩm chắc hẳn là đến từ nhan đề tác phẩm đó. Ngay từ tên tác phẩm “Một người Hà Nội” nhà văn Nguyễn Khải đã tạo ra hình tượng một con người của thủ đô nghìn năm văn hiến, thuần túy không hề pha trộn với bất cứ văn hóa vùng miền nào khác. Đây cũng là cách để tác giả mở ra một câu chuyện nghệ thuật của mảnh đất kinh kỳ, nghệ thuật cổ kính đang có phần thay đổi do thời đại biến chuyển.

Nhân vật chính trong tác phẩm Một người Hà Nội là cô Hiền - một người phụ nữ Hà Nội gốc, gia cảnh giàu có nhiều đời. Trong con người cô có đầy đủ vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn, cô đã tạo cho mình cốt cách văn hóa ứng xử của người Hà Nội. Chính phẩm chất bền vững đấy khiến cho người đọc có niềm tin rằng vẻ đẹp văn hóa truyền thống trong cô sẽ không bao giờ bị phai nhòa theo thời gian, luôn bền vững dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cô cũng luôn yêu mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, dù nơi đó có trải qua tàn phá bởi chiến tranh, oằn mình chịu những trận bom đạn thì cô vẫn luôn cố gắng ở lại nơi này, cùng nó vượt qua mọi khó khăn đau thương.

Cô Hiền được nhà văn miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp, sang trọng, quý phái, mang phong cách của một người gốc Hà Nội. Không chỉ ngoại hình đẹp, tâm hồn và tính cách của cô cũng được tác giả đánh giá rất cao. Cô là người thẳng thắn trong giao tiếp, luôn có cái nhìn nhạy bén trong mọi vấn đề nhất là về những người xung quanh và thực tế cuộc sống. Cô luôn thẳng thắn nói ra quan điểm cá nhân của mình, luôn sống thật với bản thân, không bao giờ giả dối lươn lẹo dù thực tế hoàn cảnh có ra sao. Cô Hiền còn giữ được nhịp sống của bản thân và gia đình luôn đẹp, chậm, dù ngoại cảnh cuộc sống đang đầy bon chen xô bồ. Dù trong hoàn cảnh nào thì cốt cách tốt đẹp của cô luôn được tỏa sáng. Nhưng cô cũng không phải là người rời xa thực tế, cô hiểu rõ mối quan hệ giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần và cô luôn có cách để trung hòa hai mặt đối lập đó, không để bên nào vượt đi quá xa ngoài tầm kiểm soát. Niềm đam mê nghệ thuật, tâm hồn phóng khoáng của cô cũng không bị giới hạn bởi tuổi tác. Cô vẫn giữ được thói quen từ khi còn trẻ là luôn tham gia các buổi giao lưu văn nghệ với các nghệ sĩ, văn công. Cuộc sống của cô luôn đầy đủ cả về vật chất và đủ đầy với tâm hồn nghệ sĩ, trân trọng cái đẹp. Nhưng thực tế cuộc sống nghệ thuật đó cũng không làm cô bị ánh hào quang nghệ sĩ mờ mắt. Cô lại rất thực tế trong cuộc sống hôn nhân của mình, cô chọn bình yên hơn so với những điều kiện mà cô đang có. Chồng của cô Hiền không phải là một danh nhân, một phú hộ hay một người nghệ sĩ. Cô chọn lấy một người thầy giáo tiểu học hiền lành chăm chỉ ở độ tuổi gần ba mươi - một độ tuổi khá muộn so với việc kết hôn thời đó. Sự lựa chọn này cũng như một sự hiểu trước cô chọn bình yên hơn là sóng giá do gia đình danh gia vọng tộc mang lại. Cô cũng rất mạnh mẽ với quyết định của mình, dù mọi người xung quanh đều bàn tán khó hiểu trước lựa chọn của cô. Hẳn phải là người đã có những trải nghiệm thực tế, một tâm hồn mạnh mẽ thì cô mới có thể bỏ qua mọi lời đàm tiếu của thiên hạ, vượt qua tất cả những thị phi mà mồm người khác tạo ra.

Trong cuộc sống gia đình, cô vẫn luôn là người vợ đảm đang giỏi việc nước đảm việc nhà. Cô luôn làm tròn bổn phận của mình, vừa quản lý được kinh tế vừa kiếm tiền nhưng cũng không bao giờ quên giữ lửa cho ngôi nhà của mình. Với con thì cô khá nghiêm khắc, cô luôn dạy con phải có lòng yêu nước, phải giữ được cho mình lòng tự trọng tối thiểu, phải hiểu rõ được trách nhiệm với nước nhà, với xã hội, với gia đình của mình. Cô được tác giả Nguyễn Khải ví như một “hạt bụi vàng” bởi cô còn là người hiền lành, sống biết trước biết sau, sống tình nghĩa nhân hậu và coi mọi người đều như người thân trong nhà mình. Cách gọi này cũng thể hiện được sự trân trọng yêu quý của tác giá với tâm hồn và cốt cách đang dần bị mai một, cần được lưu giữ.

Tác phẩm Một người Hà Nội này không chỉ nói đến mặt tốt của con người qua cô Hiền mà còn có thêm nhiều người Hà Nội khác. Đó vẫn là những thanh niên kiên cường yêu nước, sẵn sàng hy sinh thân mình xung phong ra chiến trường đánh giặc, xả thân vì mảnh đất mình đang sống, vì quê hương mình yêu thương như Dũng, Tuất. Đó còn là những bà mẹ Việt Nam anh hùng nén nỗi đau tiễn con mình ra trận dù biết chắc con mình khó có khả năng quay trở lại.

Tất cả những con người đấy đã tạo thành một xã hội tốt đẹp, luôn có những người thầm lặng dùng cách các khác nhau để bảo vệ Hà Nội. Có người thì cầm súng bảo vệ cho Hà Nội bình yên hòa bình, cũng có những người ngày ngày gìn giữ nét đẹp văn hóa, cốt cách trong con người sống tại mảnh đất Hà Nội.