Nghề làm nail ở Anh đang trở thành một công việc thu hút nhiều nhân lực. Đây là một trong những nghề mang đến nguồn thu nhập đáng kể tại Anh.
Làm nail: Từ nghề tay trái, thành nghề chính hái ra tiền
Không dừng lại ở công việc tay trái, nhiều lao động trẻ chọn nghề nail này làm nghề chính để lập nghiệp. Nghề giản đơn, tưởng rằng thu nhập thấp nhưng nói ra khiến nhiều người phải thèm muốn.
Không riêng ở Việt Nam, nghề làm nail cũng rất thịnh hành ở các quốc gia phát triển. Theo tính toán, một thợ làm nail ở Mỹ có thể nhận mức lương từ 3.000 - 4.000 USD/tháng (khoảng 70-90 triệu đồng/tháng), còn ở Séc hay các quốc gia khác, mức thu nhập có thể vào khoảng 2.500-3.000 USD/tháng (Khoảng 60 - 70 triệu đồng/tháng). Thời gian làm việc của lao động làm nail ở các quốc gia phát triển cũng ngắn hơn. Thường lao động chỉ làm 8 -10 tiếng/1 ngày và tuần làm 6 ngày.
Rất đông lao động làm nail ở Mỹ, Anh hay các quốc gia châu Âu là lao động Việt Nam.
Nguyễn Thị Tuyết 21 tuổi đã trở thành một thợ nail "cứng cựa". Sau 3 năm học, đi làm thuê nâng tay nghề, đến nay cô gái trẻ quê Thanh Hóa đã mở cho mình một cửa tiệm làm nail nhỏ xinh chăm sóc sắc đẹp cho chị em.
Tuy cửa hàng của Tuyết chưa đầy 30m2 trên đường không sầm uất của Hà Nội nhưng doanh thu mỗi tháng cửa tiệm này mang lại không hề nhỏ. Tuyết dè dặt chia sẻ: "Giờ mỗi tháng cửa hàng mang lại cho mình khoản thu khoảng 30-40 triệu đồng. Mình thuê thêm 1 thợ làm cùng. Ngoài làm ở tiệm, mình còn nhận làm cho khách tại nhà có phụ phí thêm tiền đi lại".
Tính chung nếu là thợ chính, có tay nghề cứng, ngày làm liên tục từ 8-12 giờ thì thu nhập của lao động làm nail có thể đạt từ 20-30 triệu đồng/tháng.
Không chỉ riêng Tuyết nhiều cô gái cũng lựa chọn nghề nail - nghề làm móng làm nghề lập thân, lập nghiệp.
Lê Thanh Tâm, sinh năm 1995, sống ở Nghệ An, cũng là một cô gái như vậy. Từ nhỏ Tâm đã thích hội họa và thích vẽ lên móng tay. Lớn dần cô không chọn vào đại học mà chọn đi học nghề nail. Sau 1 năm ra nghề, cô đi làm ở khắp các cửa hàng nail để có thêm kinh nghiệm. Lúc còn làm thuê, với tay nghề cứng, Tâm nhận mức lương 8 triệu đồng/tháng chưa kể tiền nếu doanh số vượt mức. Mức lương 8 triệu đồng cho một cô gái 18 tuổi, mới học nghề xong được 1-2 năm vào thời điểm năm 2006 là mức lương cao, thậm chí còn cao hơn cả lương của sinh viên đại học ra trường.
Lê Thanh Tâm từng nhận được nhiều giải thưởng cấp tỉnh trong nghề chăm sóc sắc đẹp, làm nail. Ảnh: NVCC
"Thủa mới vào nghề khổ lắm, phải tiết kiệm từng đồng để mua đồ làm, rồi vay mượn bố mẹ, bạn bè khắp nơi để mở cửa hàng riêng. Thế rồi mọi thứ cũng ổn", chị Tâm kể.
Cũng theo chị Tâm, công việc làm móng không phải lúc nào cũng màu hồng. Có ngày quán đông khách, chị và nhân viên phải làm mờ mắt, ngồi miết từ sáng tới chiều đau cọm lưng, hoặc có khi 8-9 giờ tối vẫn phải phi xe đến nhà khách làm móng theo lịch hẹn. Đó là chưa kể công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, thuốc tẩy móng, sơn móng… người làm nghề nếu không đeo khẩu trang hoặc đi găng tay rất dễ mắc bệnh nghề nghiệp.
Hiện nay tiệm làm nail và chăm sóc sắc đẹp (chuyên chăm sóc da) của Tâm là cửa tiệm lớn ở Nghệ An. Tổng thu của cửa hàng khoảng 70-80 triệu đồng/tháng, cá biệt có tháng có thể nhận về cả 100 triệu đồng (chưa trừ chi phí).
Cô dự định sẽ học nâng cao tay nghề và mở lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho các bạn trẻ có cùng đam mê.
Nhân dịp kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam (20/10), chiều ngày 18/10 tại TP.HCM, Hội Đào tạo - Phát triển nghề làm đẹp Việt Nam (VNBA) trực thuộc Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội đã tổ chức Chương trình giao lưu, vinh danh cá nhân tiêu biểu và các đơn vị đào tạo nghề nail xuất sắc.
Chương trình đã vinh danh 3 đơn vị đào tạo nghề xuất sắc.
Tại chương trình, đa số các học viên, hội viên cho biết, sau khi hoàn thành khoá học nghề nail họ đều có việc làm với mức thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng/tháng. Chia sẻ với PV báo Dân sinh, anh Trương Hoàng Hiếu (28 tuổi, quê ở Cà Mau) cho biết, trước đây anh từng học ngành Luật và ngành Quản trị văn phòng nhưng khi ra trường đi làm chỉ với mức lương từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. Sau 2 năm 3 tháng theo ngành luật nhưng mức thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống nên anh Hiếu đã chuyển qua học nghề nail. Từ ngày theo học nghề nail anh Hiếu nhận thấy mình có sự đam mê với nghề và sau khi hoàn thành khoá học có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao từ nghề này.
“Các bạn trẻ hiện nay đang phân vân chưa biết nên học ngành, nghề nào thì nên tìm hiểu và thử sức với nghề làm đẹp vì xã hội phát triển khiến nhu cầu làm đẹp của chị em tăng cao. Trong số các nghề làm đẹp thì dịch vụ làm nail khá hấp dẫn bởi đầu tư ít, học nghề nhanh mà thu nhập cao”, anh Hiếu chia sẻ thêm.
Chương trình vinh danh 24 cá nhân tiêu biểu làm công tác giảng dạy, truyền nghề, làm nghề nail.
Cũng chia sẻ về công tác đào tạo và mức thu nhập từ nghề nail, chị Lương Minnh Huyền (Quảng Ninh) tâm sự, trước đây chị từng là giáo viên mầm non nhưng sau 5 năm theo nghề nhà giáo thu nhập luôn ở mức thấp nên cuộc sống gia đình luôn gặp nhiều khó khăn. Sau thời gian trăn trở chị đã quyết định bỏ nghề nhà giáo để theo học nghề nail. Sau khi hoàn thành các khoá học chị đã có tay nghề cao với mức thu nhập hơn 30 triệu/tháng.
“Hiện nay, bên cạnh làm nghề tôi luôn sẵn sàng truyền nghề cho các bạn học viên có đam mê với nghề. Đa số các bạn học viên sau khi hoàn thành khoá học đều có công việc ổn định với mức thu nhập cao từ 20 - 30 triệu đồng/tháng”, chị Huyền nói.
Theo chị Huyền, công việc làm nail đòi hỏi người làm cần tỉ mỉ, biết quan sát đồng thời phải có chút năng khiếu nghệ thuật. Sau khi hoàn thành khó học các bạn trẻ nên đến các spa,… để làm việc nhằm nâng cao tay nghề và tích luỹ kinh nghiệm, sau khi có tay nghề cao, có vốn và kinh nghiệm thì nên lập nghề, lập nghiệp và mở lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho các bạn trẻ có cùng đam mê.
Ban tổ chức chương trình trao giải cho các thí sinh tham gia cuộc thi Bàn tay đẹp ấn tượng.
Tương tự, chị Nguyễn Hồng Liên (tên hay gọi là Khánh Ly, SN 1981, ở Hà Nội) bộc bạch: Đối với nhân viên làm nail, việc có được kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp bạn có được tay nghề cao hơn. Đồng thời biết được cách để giao tiếp với khách hàng. Hoặc xử lý được những vấn đề phát sinh khi làm việcgiúp bạn được tăng lương hay nhận thêm tiền tip, giúp tăng thu nhập bản thân.
“Dù là nhân viên làm thuê hay chủ tiệm nail, mức thu nhập của nghề nail ở Việt Nam vẫn đang rất khả quan và thu hút. Ở mỗi vị trí công việc sẽ có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Nhưng với quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm chắc chắn sẽ nhận được mức lương xứng đáng trong nghề nail”, chị Khánh Ly nói.
Nghề nail hiện nay đang có thu nhập cao tại Việt Nam và các nước đang phát triển.
Cũng theo chị Khánh Ly, không riêng ở Việt Nam, nghề làm nail cũng rất thịnh hành ở các quốc gia phát triển. Theo tính toán, bình quân một ngày một thợ người Việt Nam làm nail ở Mỹ, Đan Mạch, Canada có thể nhận mức thu nhập từ 200 - 600 USD (từ 5 triệu đến hơn 10 triệu đồng/ngày),...
Dịp này, chương trình đã vinh danh 3 tập thể xuất sắc và 24 cá nhân tiêu biểu trong công tác đào tạo, truyền nghề, làm nghề nail, đồng thời kết nạp 9 hội viên mới.
Nguồn: baodansinh.vn - Xuân Trường
Link: https://baodansinh.vn/nhieu-co-hoi-viec-lam-voi-thu-nhap-cao-tu-nghe-nail-20221019002525.htm
Khả năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng
Khả năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng cũng ảnh hưởng đến thu nhập nghề nail ở Việt Nam. Một thợ nail thân thiện, biết lắng nghe và trò chuyện khéo léo sẽ dễ dàng tạo thiện cảm, khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và tin tưởng. Sự hài lòng này giúp thợ nail có thêm nhiều khách quen và có thêm cơ hội nhận được những khoản tiền tip hậu hĩnh.
Một thợ nail biết cách quan tâm, hỏi han và ghi nhớ những sở thích nhỏ của khách sẽ khiến họ cảm thấy được trân trọng. Từ đó, khách hàng sẽ quay lại ủng hộ và còn giới thiệu bạn bè, người thân, giúp thợ nail mở rộng mạng lưới khách hàng và gia tăng thu nhập đáng kể.
Làm việc ở một salon lớn, uy tín hay tự kinh doanh tại nhà, mỗi lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, kéo theo những khác biệt về thu nhập tiềm năng. Hãy xem bảng phân tích sự khác biệt của thu nhập nghề nail ở Việt Nam theo địa điểm kinh doanh trong bảng sau:
Ngoài loại hình kinh doanh, vị trí địa lý cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của thợ nail. Sự chênh lệch về mức sống, nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng giữa các vùng miền Bắc, Trung, Nam tạo ra sự khác biệt đáng kể trong thu nhập, cụ thể được thể hiện rõ ràng qua bảng sau:
Xu hướng thị trường và sự thay đổi nhu cầu của khách hàng có tác động mạnh mẽ đến thu nhập nghề nail ở Việt Nam. Trong các thời điểm đặc biệt, sự biến động này càng trở nên rõ rệt, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho những người trong nghề. Một số ảnh hưởng đáng chú ý có thể kể đến như sau:
Nghề nail lương bao nhiêu ở Việt Nam?
Mức lương nghề nail ở Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm việc, loại hình dịch vụ cung cấp, khu vực địa lý và quy mô của tiệm nail. Theo những cuộc khảo sát gần đây, mức lương trung bình của nghề nail ở Việt Nam như sau:
Bên cạnh mức lương cơ bản đã đề cập, tổng thu nhập của thợ nail còn bao gồm các khoản đáng kể khác. Tiền tip từ khách hàng thường chiếm từ 20% đến 30% tổng thu nhập, là nguồn động viên và ghi nhận cho chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, doanh số cũng mang lại nguồn hoa hồng hấp dẫn, có thể lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng cho thợ nail.