Từ một học sinh yêu nước được giác ngộ cách mạng và tích cực tham gia các hoạt động trong phong trào dân chủ năm 1936-1939, đồng chí Lê Quang Đạo đã đem hết nhiệt huyết, tham gia xây dựng tổ chức đảng và phong trào cách mạng ở các địa phương, trở thành nhà chính trị-quân sự xuất sắc. Năm 1950, đồng chí Lê Quang Đạo được Đảng cử vào quân đội và giữ chức Cục trưởng Cục Tuyên huấn rồi sau đó làm Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, đồng chí là Chính ủy, Bí thư Đảng ủy của nhiều chiến dịch quan trọng. Đồng chí được phong Thiếu tướng năm 1958 và thăng Trung tướng năm 1974. Nhớ về đồng chí là nhớ về vị tướng trận mạc tài năng, đức độ và trí tuệ.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1994-1999)
Tháng 8 năm 1994, sau gần 2 năm không giữ chức vụ quan trọng nào ông được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho đến khi qua đời vào tháng 7 năm 1999
Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa III đến khóa VI (dự khuyết từ 1960, chính thức từ 1972 đến 1991), Bí thư Trung ương Đảng các khóa IV và V (1976–1986), Đại biểu Quốc hội khóa VIII và IX.
Ông mất ngày 24 tháng 7 năm 1999 tại Hà Nội. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
Tên ông đặt cho đường phố ở Hà Nội (nối Lê Đức Thọ với Đại lộ Thăng Long). Ở Huế (từ đường Tố Hữu - phường An Đông) và ở Đà Nẵng (đoạn cắt Phan Tứ đến đoạn cắt Nguyễn Văn Thoại), những tên đường phố này cũng mang tên ông. Tại Từ Sơn, đường Lê Quang Đạo có điểm đầu là đường Đình Bảng và điểm cuối là đường Tam Lư, chạy qua công viên Lý Thái Tổ. Ông được xây dựng nhà lưu niệm tại Bắc Ninh. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đường Lê Quang Đạo (Quốc lộ 22) có điểm đầu là ngã tư An Sương và điểm cuối là cầu An Hạ.
Liên quan đến dự án tại ô đất C2 khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính do công ty CP Đầu tư và phát triển nhà số 6 (Handico 6) làm chủ đầu tư, chậm triển khai nhiều năm, Thanh tra Bộ Xây dựng mới đây đã có kết luận chỉ rõ các vi phạm tại dự án này.
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có Kết luận thanh tra Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; các chủ đầu tư dự án và tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.
Theo đó, liên quan đến quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ rõ các vi phạm đối với dự án tại ô đất C2 khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính do Handico 6 làm chủ đầu tư.
Đối với dự án này, kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, về tiến độ triển khai dự án, Handico 6 lập dự án chậm 16 năm.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội yêu cầu Handico 6 lập dự án đầu tư trình thẩm định phê duyệt trong quý II/2004 tại Văn bản số 1164/UB-XDĐT ngày 13/4/2004.
Đến ngày 10/8/2020, Handico 6 có Văn bản số 326/CT6-CV ngày 10/8/2020 gửi Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội xin phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
“Các sở, ngành có liên quan đã thiếu kiểm tra, giám sát, không báo cáo đầy đủ với UBND TP Hà Nội để có biện pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án để đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của dân cư trong Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính” - Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng nêu rõ.
Đối với nội dung này, Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng, trách nhiệm thuộc về Handico 6, các sở, ngành có liên quan thuộc UBND TP Hà Nội.
Bên cạnh đó, kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ việc, Handico 6 xin điều chỉnh QHCT tại Văn bản số 141/DA/CT6-2014 ngày 25/8/2014 theo hướng tăng các chỉ tiêu quy hoạch, thêm chức năng văn phòng làm việc và nhà ở, là không thực hiện đầy đủ việc xây dựng đồng bộ hạ tầng xã hội, không triển khai thực hiện dự án dẫn đến thiếu công trình công cộng phục vụ dân cư, vi phạm khoản 1 Điều 35 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Về nội dung này, Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận, trách nhiệm thuộc về Handico 6. Do đó, Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị, UBND TP Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân xử phạt vi phạm hành chính đối với Handico 6 do chậm thực hiện dự án đầu tư theo quy định. Đồng thời, đôn đốc Handico 6 triển khai dự án.
Trong một diễn biến khác, theo tìm hiểu của phóng viên Tạp chí Xây dựng, dự án này của Handico 6 đang bị bỏ hoang. Dự án được quây tôn một phần, một phần bỏ lửng, bên trong dự án là mặt bằng trống nhiều năm nay. Trong khi đó, sát dự án là hàng quán, lều lán được được người dân tận dụng, dựng tạm để bán hàng, kinh doanh.
Thậm chí, bên cạnh dự án này còn được "tận dụng" làm điểm tập kết, chung chuyển rác thải của công ty môi trường đô thị.
Dư luận cho rằng, với việc Handico 6 "ôm" dự án 16 năm không triển khai xây dựng khiến cho dự án trở nên lãng phí, nhếch nhác, ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị và việc đáp ứng hạ tầng công cộng cho người dân khu vực này.
Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 (gọi tắt là Công ty Quảng An 1) là đơn vị vận hành một số tuyến xe buýt, được TP.Đà Nẵng trợ giá gần 138 tỷ đồng trong suốt 6 năm qua. Thế nhưng, DN này liên tục nợ lương, chậm đóng BHXH, khiến NLĐ phải cầu cứu khắp nơi. Thực trạng này khiến nhiều người phải đặt câu hỏi: Các cơ quan chức năng ở đâu để DN lộng hành như vậy?
Phản ánh với phóng viên Tạp chí BHXH, ông T- người từng làm việc tại Công ty Quảng An 1 cho biết, bản thân ông không nhớ vụ ngừng việc tập thể đòi lương và BHXH mới đây là lần thứ mấy nữa? Theo ông T, khi NLĐ gọi cho người quản lý của Công ty để hỏi, thì người này bảo họ không phải người trả lương, còn ông chủ Công ty thì không có ý kiến gì.
Dù được trợ giá, nhưng Công ty Quảng An 1 vẫn chây ỳ đóng BHXH
Đại diện Sở GTVT TP.Đà Nẵng cũng xác nhận, đến giữa tháng 10/2023, Công ty Quảng An 1 mới trả hết lương tháng 4-5/2023 cho nhân viên lái, phụ xe và nhân viên văn phòng. Do đó, các sở, ngành liên quan đang tiếp tục theo dõi tình hình để yêu cầu chủ DN thực hiện nghĩa vụ cho NLĐ. Trong khi đó, ông Nguyễn Hùng Anh- Phó Giám đốc BHXH TP.Đà Nẵng cũng cho biết, tính đến nay, Công ty Quảng An 1 đang chậm đóng kéo dài lên đến 11,388 tỷ đồng (bao gồm lãi chậm đóng 2,679 tỷ đồng).
Theo điều tra của phóng viên Tạp chí BHXH, hiện nay Công ty Quảng An 1 vẫn hoạt động bình thường và được TP.Đà Nẵng trợ giá gần 148 tỷ đồng trong suốt 6 năm qua (khoảng 1 tỷ đồng/tháng). Cụ thể, từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2022, việc thanh toán tiền trợ giá cho Công ty Quảng An 1 luôn được thực hiện hằng tháng, chi trả đúng và đủ trên cơ sở thực tế (trợ giá cho 11 tuyến buýt với số tiền gần 138 tỷ đồng). Từ tháng 6/2022 đến nay, do DN không hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thanh toán, nên khoản tiền trợ giá vẫn chưa thực hiện được.
Điều đáng nói, tuy được trợ giá với số tiền lớn, nhưng Công ty Quảng An 1 nhiều lần để xảy ra tình trạng nợ lương, chậm đóng BHXH cho nhân viên. Thậm chí, Công ty này còn bị NLĐ tố chây ỳ trả tiền ký quỹ (tiền cọc trước khi vào làm lái xe buýt cho Công ty) dù họ đã nghỉ việc nhiều tháng. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, tháng nào Công ty Quảng An 1 cũng trích trừ tiền đóng BHXH, BHYT từ lương của NLĐ, nhưng lại không chuyển nộp vào quỹ BHXH, khiến NLĐ không được hưởng chế độ liên quan.
Không thể gọi là chậm đóng BHXH?
Theo ông Nguyễn Hùng Anh- Phó Giám đốc BHXH TP.Đà Nẵng, từ năm 2020 đến năm 2022, BHXH TP.Đà Nẵng đã 2 lần thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT đối với Công ty Quảng An 1- Chi nhánh TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, DN này vẫn cố tình không khắc phục số tiền chậm đóng, nên quyền lợi của NLĐ tiếp tục bị “treo”. Tháng 7/2020 và tháng 9/2022, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cũng đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty này với số tiền 150 triệu đồng, nhưng DN vẫn “giả ngơ” không biết.
NLĐ tại Công ty Quảng An 1 bức xúc đòi quyền lợi BHXH, BHYT
Ngày 30/11/2022, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã ban hành Công văn số 6597/UBND-BHXH về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đối với Công ty Quảng An 1, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh Đà Nẵng chỉ đạo các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin tài khoản (số dư khả dụng) gửi BHXH Thành phố. Tuy nhiên, theo BHXH TP.Đà Nẵng, do thời gian trả lời văn bản của các tổ chức tín dụng chậm và số dư tại thời điểm cung cấp “thường bằng không hoặc rất thấp”, nên không có căn cứ để thực hiện cưỡng chế qua tài khoản.
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trương Công Nguyễn Anh Phiệt- Trưởng Văn phòng Luật sư Phiệt và Cộng sự (TP.Đà Nẵng) cho rằng, Công ty Quảng An 1 có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng, cụ thể là hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH. Chưa kể, hằng tháng DN vẫn khấu trừ lương của NLĐ cho các khoản BHXH, BHYT song lại không thực hiện trách nhiệm của mình, dẫn tới số tiền chậm đóng BHXH ngày càng lớn. Do đó, theo Luật sư Phiệt, DN có dấu hiệu chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ, chứ không thể gọi là chậm đóng.
Cũng theo Luật sư Phiệt, đối với vụ việc chậm đóng BHXH, có 2 cách để giải quyết quyền lợi của NLĐ: Một là, từng cá nhân NLĐ khởi kiện, buộc DN phải chốt trả sổ BHXH và trả lương (DN đang nợ lương của NLĐ); trường hợp DN có tài sản, cơ quan Thi hành án sẽ kê biên các tài sản để đấu giá, thi hành bản án mà Tòa án đã tuyên. Hai là, Công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án tập thể, buộc DN phải đóng và chốt trả sổ BHXH và trả lương cho NLĐ. “Chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại Luật BHXH, Luật BHYT. Các hành vi này, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”- Luật sư Phiệt nhấn mạnh.
Thông tin thêm về phương án đảm bảo cho các tuyến xe buýt trợ giá của TP.Đà Nẵng được hoạt động thông suốt trong thời gian tới, đại diện Sở GTVT TP.Đà Nẵng cho biết, trước thực trạng tại Công ty Quảng An 1, Sở GTVT đã phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho đơn vị vận hành từ khâu nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí trợ giá kịp thời, đúng thời hạn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia giao thông bằng xe buýt thay thế phương tiện cá nhân, hỗ trợ xử lý nhanh các yêu cầu về bổ sung cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt.
Tuy nhiên, cho đến nay, năng lực tài chính của Công ty Quảng An 1 không đảm bảo được quyền lợi của NLĐ, làm ảnh hưởng đến việc vận hành các tuyến xe buýt. Vì vậy, hiện nay, Sở GTVT TP.Đà Nẵng đang triển khai song song 2 nội dung, đó là vừa yêu cầu Công ty Quảng An 1 khắc phục, duy trì dịch vụ để phục vụ nhu cầu của người dân; đồng thời vừa triển khai các bước để tiến hành đầu tư lại các tuyến xe buýt sau khi kết thúc hợp đồng với Công ty Quảng An 1 (dự kiến vào tháng 6/2024), để lựa chọn đơn vị đủ năng lực vận hành các tuyến xe buýt trên địa bàn TP.Đà Nẵng.
Theo ông Nguyễn Đăng Hoàng- một NLĐ tại Công ty Quảng An 1, TP.Đà Nẵng đang trợ giá cho hệ thống xe buýt, nên mức lương của NLĐ khi làm việc cho Công ty này tạm ổn (khoảng 8 triệu đồng/tháng). “Biết có trợ giá nên khi DN nợ BHXH là NLĐ gửi đơn cầu cứu khắp nơi”- ông Hoàng chia sẻ. Mới đây, UBND TP.Đà Nẵng cũng đã họp và giao Sở LĐ-TB&XH là cơ quan cưỡng chế đối với những đơn vị chậm đóng BHXH, đặc biệt là những đơn vị đã tiến hành xử phạt nhưng vẫn chây ỳ đóng BHXH cho NLĐ.