Tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Di chúc không có hiệu lực khi nào?
Căn cứ tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hiệu lực của di chúc, theo đó thì di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người lập di chúc như sau:
Như vậy, những người được lập di chúc bao gồm:
- Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015;
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi (nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc).
Trong thực tế, nhiều trường hợp con dâu và con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ trong thời gian dài, đóng góp nhiều công sức chăm sóc gia đình, phụng dưỡng cha mẹ và xây dựng tài sản chung.
Tuy nhiên, khi hôn nhân gặp trục trặc và buộc phải ly hôn, hoặc vợ hay chồng mất trước thì họ thường ra đi tay trắng do tài sản có giá trị như nhà đất đứng tên cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng.
Trước đây đã có nhiều ý kiến đề xuất bổ sung quy định cho phép con dâu và con rể được hưởng thừa kế. Mặc dù những ý kiến này đã được bàn bạc, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có quy định chính thức trong pháp luật hiện hành về việc con dâu và con rể được hưởng thừa kế.
Cụ thể, liên quan đến thừa kế tài sản, trong đó có đất đai, quyền thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, có hai trường hợp thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Theo Điều 624 của Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Do đó, nếu có di chúc hợp pháp, người để lại di sản có thể chỉ định tài sản cho bất kỳ ai, bao gồm cả con rể và con dâu.
Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Điều 651 cũng quy định, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Mặt khác, Điều 652 quy định, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, con dâu và con rể không được hưởng thừa kế tài sản theo pháp luật của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ nếu họ không để lại di chúc.
Hỏi: Chồng tôi có một căn nhà và đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trên giấy này lại ghi là cấp cho hộ gia đình do chồng tôi đứng tên. Trước đó, chồng tôi có cho em gái nhập hộ khẩu vào đây để thuận tiện trong việc đi học, đi làm.
Nay chúng tôi cần thế chấp vay vốn để làm ăn, ngân hàng yêu cầu em gái tôi phải đồng ký xác nhận đồng ý thế chấp (như là một thành viên trong hộ gia đình) thì hồ sơ mới được giải ngân.
Xin được hỏi, như vậy việc cho em chồng tôi nhập hộ khẩu vào nhà của chúng tôi có ảnh hưởng gì đến quyền thừa kế đối với căn nhà hay không? Em chồng tôi có quyền thừa kế ngang hàng như chúng tôi hay không? Và khi vợ chồng tôi muốn bán căn nhà chẳng hạn, thì phải có sự đồng ý của em chồng tôi hay không?
Phạm Bích Ngân (phường 8, TP. Bạc Liêu)
Trả lời: Điều 24 Luật Cư trú quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi cư trú của công dân.
Như vậy, việc em chồng bạn nhập hộ khẩu vào nhà của vợ chồng bạn chỉ là việc xác định chỗ ở thường xuyên chứ không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu tài sản. Chỉ có người tạo lập nhà ở hợp pháp mới có quyền sở hữu đối với nhà đất đó. Và như vậy thì càng không ảnh hưởng gì đến quyền thừa kế đối với tài sản là căn nhà mà em chồng bạn có tên trong hộ khẩu.
Luật Dân sự quy định quyền thừa kế tính theo hàng thừa kế, theo đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, em chồng chị không có quyền thừa kế ngang hàng như những thành viên khác trong hộ gia đình gồm vợ và các con hoặc cha mẹ của người có tài sản.
Cũng cần nói rõ hơn, Điều 108 Bộ luật Dân sự quy định: Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được cho tặng chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ.
Như vậy, nếu tài sản nói trên không có sự đóng góp của em chồng chị, không có yếu tố cùng tạo lập hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung thì những tài sản này thuộc sở hữu cá nhân của vợ chồng chị. Người em chồng có tên trong sổ hộ khẩu chỉ được xem như là người ở nhờ, chỉ có quyền cư trú chứ không có quyền sở hữu chung về tài sản.
Việc chuyển nhượng, cho tặng, bán tài sản chỉ được thực hiện và được pháp luật bảo hộ đối với người có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Trong trường hợp này, em chồng chị không có quyền đối với tài sản đó, việc nhập hộ khẩu không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu tài sản.
Còn việc ngân hàng yêu cầu em chồng chị phải ký tên mới được giải ngân thì đó là quy định riêng của ngân hàng, không phải là căn cứ để sau này có thể xem xét đến quyền thừa kế hay sở hữu tài sản. Nếu chị không đồng ý thì có thể không thế chấp ở ngân hàng đó mà tìm một ngân hàng khác.